- Chùa Kim Liên ở đâu?
- Hướng dẫn đi đến chùa Kim Liên
- Lịch sử chùa Kim Liên Hà Nội
- Tìm hiểu kiến trúc chùa Kim Liên
- Chùa Kim Liên lưu giữ những tượng Phật quý giá
- Lưu ý khi tham quan chùa Kim Liên
Với bề dày lịch sử hơn 500 năm cùng với lối kiến trúc cổ độc đáo hàng đầu Việt Nam, chùa Kim Liên Hà Nội mang đến nhiều trải nghiệm khám phá cho khách du lịch. Nơi tìm hiểu về lịch sử, văn hoá và nghệ thuật đậm chất truyền thống nổi tiếng tại Thủ đô. Một không gian Thiền tịnh mà bất cứ ai đều mong muốn được đặt chân đến một lần.
Chùa Kim Liên ở đâu?
Chùa Kim Liên được xếp hạng nằm trong danh sách 10 Di tích cổ đặc sắc nhất Việt Nam. Ngôi chùa cổ kính này hiện nay nằm trên địa bàn phố Từ Hoa, làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Nổi tiếng với lịch sử hơn 500 năm có từ thời Lý Trần, không gian thanh tịnh, trầm mặc cùng với lối kiến trúc đặc sắc khiến cho nơi đây trở thành một trong những địa điểm du lịch tâm linh thu hút khách du lịch đến chiêm bái hàng đầu ở Thủ đô.
Ảnh: @diep_anh_tran
Hướng dẫn đi đến chùa Kim Liên
Di tích lịch sử ở Hà Nội nổi tiếng này toạ lạc ở trung tâm thành phố, đường đi lại khá thuận tiện và dễ tìm. Bạn có thể lựa chọn đi đến nơi này bằng nhiều phương tiện khác nhau như: ô tô, xe máy, xe buýt, taxi,…
– Các tuyến buýt đi qua hoặc có điểm dừng đỗ gần chùa Kim Liên là: 31, 33, 41, 86, 146.
– Đi bằng ô tô hoặc xe máy: từ Hồ Hoàn Kiếm đi theo hướng về Lê Thái Tổ, sau đó rẽ trái vào Hàng Khay. Tiếp tục đi theo hướng qua: Đinh Tiên Hoàng – Hàng Tre – Trần Nhật Duật rẽ vào ở ngõ 1 Âu Cơ là sẽ đến được chùa.
Ảnh: @laguna.04
Lịch sử chùa Kim Liên Hà Nội
Chùa Kim Liên hay Kim Liên Tự có lịch sử từ thời vua Lý Thần Tông, ban đầu vua cho lập một cung điện ở đây và lấy tên là Từ Hoa theo tên công chúa Từ Hoa. Thủa còn sinh thời nàng cùng các cung nữ đã ở đây trồng dâu, nuôi tằm và làm nghề dệt vải. Sau khi nàng mất đi thì cung điện được thay thế bằng một ngôi chùa. Sang đến đời Trần ngôi chùa này được đổi tên thành Đống Long và có tên gọi là Đại Bi vào thời nhà Lê.
Ảnh: @wikipedia
Chùa có tên gọi chính thức là Kim Liên Tự vào đời Lê Cảnh Hưng năm 1771. Đến đời vua Quang Trung, chùa Kim Liên đã được tu bổ cũng như xây dựng lại một số hạng mục trở thành quy mô bề thế và vẫn giữ được nguyên vẹn cho đến ngày nay. Năm 1962, chùa được công nhận và là một trong những Di tích lịch sử – văn hoá cấp Quốc gia đầu tiên ở Hà Nội.
Ảnh: @phuthuy_8000
Tìm hiểu kiến trúc chùa Kim Liên
Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội, ngôi chùa này không chỉ là chốn an yên, nơi bạn được thư giãn và tìm về với cõi Phật linh thiêng. Chùa Kim Liên còn sở hữu lối kiến trúc ấn tượng và độc đáo rất đáng để đến tham quan, chiêm ngưỡng. Nghệ thuật trong kiến trúc của ngôi chùa này có sự pha trộn hài hoà giữa Nho giáo và Phật giáo, đồng thời cũng là một trong các ngôi chùa đầu tiên ở nước ta được xây dựng theo hình chữ Tam.
Ảnh: @danviet
Chùa Kim Liên Hà Nội quay lưng ra sông Nhị, bao quanh là hồ Tây. Nơi này vẫn được người ta ví von như “Bông sen vàng” giữa lòng Thủ đô. Nhìn từ bên ngoài khuôn viên trông vô cùng bề thế, những nét trạm trổ toát lên vẻ đẹp cuốn hút khó tả. Phần cổng Tam quan có kiến trúc gỗ độc đáo, nổi bật nhất phải nói đến những hàng cột gỗ tròn, mái tàu đao cong vút đầy kiêu hãnh. Ngoài ra, còn có các chi tiết chạm nổi hoa văn cổ, hình rồng, hoa lá,… được tạo tác tỉ mỉ.
Ảnh: @raymundyeoh
Ảnh: @danviet
Các hạng mục trong chùa được bố trí đối xứng nhau qua một trục chính. Bước qua cổng Tam quan ngay bên phải là tấm bia đá cổ nhất Hà Nội hiện tại có hình vuông, bên trên khắc “Thái Hoà tam niên Ất Sửu”. Đi sâu vào bên trong sẽ thấy 3 nếp chùa kiến trúc theo lối 2 tầng và 8 mái lợp ngói vảy liên kết với nhau bằng tường gạch, ở giữa có khoảng trống để ánh sáng chiếu vào.
Ảnh: @diep_anh_tran
Ảnh: @Pinterest
Ngoài ra, ở chùa còn có Tiền đường và hậu cung rộng 5 gian, 3 gian trung đường có không gian thoáng đãng, trang nghiêm. Đặc biệt, trong hậu cung có Phật điện nổi bật với các bức tượng Tam thế, A di đà, các tôn giả, Ca Diếp,… Bên trái điện có tượng Quan Âm Tống Tử. Trong chùa có khoảng sân sau khá rộng, những cây cổ thụ như khế hay nhãn toả bóng mát mang đến cảm giác an yên, mát mẻ.
Ảnh: @chriswood8713
Chùa Kim Liên lưu giữ những tượng Phật quý giá
Với bề dày lịch sử hàng trăm năm, trải qua nhiều thời kỳ chùa Kim Liên hiện nay còn lưu giữ được một số lượng lớn những bức tượng quý giá. Đặc điểm chung của chúng là đều mang phong cách chạm khắc nổi tiếng của thế kỷ 18, 19. Nhiều bức tượng có phần giống với chùa Tây Phương ở Hà Tây cũ.
Ảnh: @fanta_chansuda
Ngay khu vực Phật điện chùa Kim Liên bạn sẽ thấy những bức tượng Phật độc đáo. Tượng được đặt thành 2 lớp với vố số các bức tượng quý như: tượng Tam thế, A di đà, tượng Quan Thế Âm và Đại Đế Chí toạ 2 bên, tượng A Nan Đà và Ca Diếp thì đứng chắp tay như hầu 2 bên. Đến ban dưới có Quan Âm Chuẩn Đề, toà Cửu Long,…
Ảnh: @quengablog
Đặc biệt, trong chùa Kim Liên Hà Hội hiện nay còn lưu giữ pho tượng Tôn Ngộ Không hay tượng Vương Trịnh Sâm thời trung niên mặc áo cà sa, đầu đội mũ miện. Tĩnh đô Vương Trịnh Sâm chính là người có công cấp tiền để tu tạo lại chùa năm 1771. Các bức tượng có màu vàng đặc trưng, đặt trong không gian chùa càng toát lên vẻ thoát tục, uy nghiêm.
Ảnh: @quengablog
Ảnh: @Bmktcn
Lưu ý khi tham quan chùa Kim Liên
– Khi đến chùa ăn mặc trang nghiêm, chỉnh tề. Không mặc quá ngắn hay hở hang.
– Đi lại, nói năng nhẹ nhàng tránh làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
– Không tự ý quay phim hay chụp ảnh trong chùa khi chưa được sự cho phép.
– Không sờ hiện vật hay ngắt lá, bẻ cảnh ảnh hưởng đến kiến trúc và cảnh quan của chùa.
– Tránh cắm hương lung tung ở gốc cây hay các khu vực không đúng.
Ảnh: @bietthungoctrai
Thủ đô ngàn năm văn hiến có vô số những di tích lịch sử, văn hoá để bạn có thể đến tham quan, tìm hiểu. Nếu một lần đến đây muốn tìm chốn thanh tịnh, an yên để thư giãn, vãn cảnh và lễ Phật thì đừng ngần ngại chọn ngay chùa Kim Liên Hà Nội. Lối kiến trúc trang nhã, linh thiêng cùng những hiện vật quý báu sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm đầy ý nghĩa.
Hà Lê (tổng hợp) – luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Internet
Đăng bởi: Trần Chí Vinh
YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Hà Nội
- Ba Đình
- Ba Vì
- Bắc Từ Liêm
- Cầu Giấy
- Chương Mỹ
- Đan Phượng
- Đông Anh
- Đống Đa
- Gia Lâm
- Hà Đông
- Hai Bà Trưng
- Hoài Đức
- Hoàn Kiếm
- Hoàng Mai
- Long Biên
- Mê Linh
- Mỹ Đức
- Nam Từ Liêm
- Phú Xuyên
- Phúc Thọ
- Quốc Oai
- Sóc Sơn
- Sơn Tây
- Tây Hồ
- Thạch Thất
- Thanh Oai
- Thanh Trì
- Thanh Xuân
- Thường Tín
- Ứng Hòa