- Đôi nét về đền Trần ở Nam Định?
- Lịch sử đền Trần Nam Định
- Hướng dẫn đi đến đền Trần Nam Định
- Giờ mở cửa và giá vé vào đền Trần của Nam Định
- Khám phá kiến trúc đền Trần độc đáo
- Lễ hội đền Trần Nam Định
- Lưu ý khi đi lễ và tham quan đền Trần ở Nam Định
Đền Trần Nam Định là một công trình kiến trúc độc đáo, tinh tế và mang giá trị lịch sử sâu sắc. Đến với ngôi đền này bạn sẽ cảm nhận được sự yên bình, trang nghiêm và linh thiêng; được tham gia lễ hội “xin ấn” cầu may độc đáo.
Đôi nét về đền Trần ở Nam Định?
Đền Trần hay còn được biết đến với cái tên đền Cố Trạch, hiện nay toạ lạc tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Nơi đây được xây dựng trên nền một Thái miếu cũ từ năm 1695, sau đó lại bị quân Minh tàn phá. Mãi đến tận sau này đền mới được khôi phục lại và tôn tạo cho khang trang hơn, là nơi thờ tự 14 vị vua của triều Trần, ngoài ra còn có các quan tướng phò tá.
Ảnh: @a.uwr_lma
Theo sử sách ghi lại thì tiền thân của đền Trần ngày nay chính là Phủ Thiên Trường, ngoài kinh thành Thăng Long thì đây là “kinh đô thứ 2” của hoàng đế nước Đại Việt. Thời bấy giờ cứ độ 14 tháng Giêng tiệc thết đãi của vua Trần Thái Tông lại được mở với mục đích thưởng cho những ai có công giết giặc. Bây giờ cứ ngày này hàng năm, nghi thức “Khai ấn đền Trần” lại được diễn ra với những hoạt động trang trọng, thu hút đông đảo du khách đến Nam Định.
Ảnh: @lynn.lynn1109
Lịch sử đền Trần Nam Định
Đền Trần hay Phủ Thiên Trường xưa vào năm 1258 lúc quân Nguyên Mông tiến đánh xâm lược nước ta, quân và dân nhà Trần đã rút về đây để lại kinh thành Thăng Long “vườn không, nhà trống” nên đã đánh bại được chúng sau này. Ngày mà vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong tước hầu cho người có công trạng lớn đuổi giặc thù (ngày 14 tháng Giêng) nghi thức khai ấn được diễn ra. Ngoài ban bổng lộc còn có các hoạt động mở đầu cho năm mới, cúng tế các bậc tổ tiên.
Ảnh: @tienthinhtuvi
Dù có trải qua bao biến chuyển của thời gian, những thay đổi của lịch sử. Ngày nay, nhân dân địa phương vẫn tổ chức lễ khai ấn để tưởng nhớ đến công lao của các vị vua nhà Trần, mọi người vẫn nô nức để được đến xin ấn. Đền Trần ở Nam Định không chỉ có giá trị lịch sử cao, là nơi chứng kiến biết bao thăng trầm của triều đại là Trần, của đất thành Nam xưa mà còn là niềm tự hào to lớn của người dân nơi đây.
Ảnh: @viet_sheva
Hướng dẫn đi đến đền Trần Nam Định
– Đi bằng phương tiện cá nhân:
Từ Hà Nội đi đền Trần ở thành phố Nam Định chỉ chưa đầy 90km, bạn có thể đi bằng phương tiện cá nhân rất nhanh chóng. Xuất phát từ trung tâm thành phố bạn di chuyển theo hướng về cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, sau đó tiếp tục đi thẳng và rẽ vào đoạn đi Phủ Lý – Hà Nam. Đi tiếp đường 21 để đến địa phận Thái Bình rồi đến thành phố Nam Định.
Tiếp tục đi thẳng hướng đại lộ Thiên Trường, gặp đoạn rẽ vào đường 10 thì chạy tiếp khoảng 2,5 km. Rẽ trái tại ngã tư Tức Mạc để vào đường Trần Tự Khánh, đi tiếp rồi rẽ phải vào Trần Thừa bạn sẽ thấy ngay khu di tích đền Trần tại Nam Định.
Ảnh: @_ph.huozng23_
– Đi bằng xe khách:
Xe khách Nam Định có nhiều chuyến trong ngày, giá cũng rất hợp lý để bạn có thể chọn cho chuyến đi đến đền Trần của mình. Một số hãng xe khách uy tín như: xe Đức Mỡi, xe Việt Linh, xe Hải Châu, xe Anh Kiên,… Xuống ở thành phố đến đền chỉ có 4km nên khá dễ dàng để bắt taxi, xe ôm. Lưu ý là thống nhất giá trước khi đi để tránh bị chặt chém nhé.
Ảnh: @hoanganhtuab020507
Giờ mở cửa và giá vé vào đền Trần của Nam Định
Bạn có thể ghé đến tham quan và chiêm bái vào khoảng thời gian từ 06h30 – 18h00 tất cả các ngày trong tuần. Duy chỉ có những ngày lễ của đền hay lễ khai ấn sẽ có sự thay đổi. Đền không thu vé nhân dân cũng như du khách thập phương, nếu đi bằng phương tiện cá nhân thì mất thêm tiền gửi xe từ 10.000đ – 20.000đ/xe.
Ảnh: @chagche
Khám phá kiến trúc đền Trần độc đáo
Được đánh giá là một trong những nơi có kiến trúc ấn tượng, kinh nghiệm du lịch Nam Định đến đây bạn tham quan qua các khu vực bao gồm:
– Đền Thiên Trường:
Toạ lạc tại vị trí trung tâm nên còn được gọi là đền Thượng. Khu vực chính được xây dựng trên nền móng cũ của nơi thờ tự gia tộc; đồng thời là chốn sinh hoạt, làm việc của các Thái thượng hoàng nhà Trần. Kiến trúc cổ kính với nền gạch, gỗ lim và phần mái lợp ngói.
Ảnh: @baolaodong
Có 9 toà với 31 gian như: tiền đường, trung đường, thiêu hương, các dãy tả hữu, dãy giải vũ,…
- Tiền đường: nơi thờ các quan phù tá nhà Trần; 5 gian và dài 13m với 12 cột cái, 12 cột quân. Tất cả đều đặt trên bệ bằng đá chạm khắc hình cánh sen vô cùng tinh xảo.
- Trung đường: thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần, 3 cỗ ngai trước cửa biểu trưng là nơi bái vọng.
- Chính tẩm 3 gian: giữa thờ bốn vị thủy tổ họ Trần cùng các chính thất; còn lại hai gian trái, phải thì thờ hoàng phi.
- Toà thiêu hương có các ban thờ riêng hương khói cho các công thần, quan văn, quan võ nhà Trần.
Ảnh: @kimoanhh88
– Đền Cố Trạch:
Hay nằm ở phía Đông của khu di tích đền Trần Nam Định, còn có tên gọi là đền Hạ. Sở dĩ có tên là đền Cố Trạch bởi vào đời vua Tự Đức (1868), phía Đông có một mảnh bia vỡ ghi dòng chữ “Hưng Đạo thân vương cố trạch” đã được người dân đào lên. Nên đến khi đền được xây dựng xong vào năm 1895 có tên gọi là Cố Trạch Từ. Ý nghĩa là nơi thờ tự Trần Hưng Đạo, gia quyến và gia đình của các tướng.
Ảnh: @sonhai.duahau
– Đền Trùng Hoa:
Được xây dựng từ năm 2000 trên nền cung Trùng Hoa ở phía Tây của khu di tích này. Tòa trung đường và chính tẩm đặt 14 pho tượng đặt tại, được đúc bằng đồng tượng trưng cho 14 vị hoàng đế nhà Trần. Còn tòa thiêu hương thì được đặt ngai và các bài vị thờ quan tướng văn võ.
Ảnh: @flickr
Lễ hội đền Trần Nam Định
Trong năm tại điểm du lịch tâm linh ở Nam Định này sẽ diễn ra 2 dịp hội lớn thể hiện lòng biết ơn với công đức của các vị vua đời Trần chính là: lễ khai ấn đền Trần (tháng Giêng) và hội đền Trần (tháng Tám). Dù là thời điểm nào thì cũng thu hút rất đông bà con nhân dân cũng như khách thập phương về dự lễ.
Ảnh: @phuongdv1945
– Lễ khai ấn Đền Trần:
Diễn ra từ ngày 14 – ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Ngay từ tối ngày 14 đã diễn ra nghi thức rước hòm chứa ấn từ nội cung đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường. Đúng giờ Tý thì lễ khai ấn được chính thức diễn ra. Sau khi ấn đã được khai mở mọi người sẽ vào đền để cúng tế sau đó xin cho mình một lá ấn để cầu xin cho năm mới được công thành danh toại, phát đạt.
Ảnh: @melihuong
Ảnh: @ipluv
– Hội Đền Trần Nam Định:
Diễn ra từ ngày 15 – ngày 20 tháng 8 âm lịch bao gồm 2 phần là: phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ có các nghi thức: rước kiệu từ đình, đền ở khu vực xung quanh về đền Thiên Trường để dâng hương. Phần hội náo nhiệt hơn với sự diễn ra của các hoạt động văn hóa dân gian thú vị như: hát văn, chơi cờ thẻ, diễn võ 5 thế hệ, múa lân, đấu vật, đi cầu kiều, múa Bài Bông,…
Ảnh: @dulichnamdinh
Lưu ý khi đi lễ và tham quan đền Trần ở Nam Định
– Lựa chọn trang phục lịch sự và gọn gàng, không mặc quá ngắn hay hở hang gây phản cảm đến chốn linh thiêng.
– Vào những ngày hội lớn hay dịp đông đúc bạn nên bảo quản cẩn thận đồ đạc tư trang của mình đề phòng trộm cắp.
– Không cười nói to hay làm ồn gây mất trật tự ảnh hưởng đến không khí tâm linh và những người xung quanh.
– Đền không khuyến khích cúng hay đốt nhiều vàng mã, không nên hái lộc hoa hay ngắt cành ở đền mang về.
– Thắp hương và dâng lễ đúng quy định, nếu không biết có thể hỏi những người phụ trách công việc đó trong đền.
Ảnh: @ttrinhh_1304
Là di tích lịch sử lâu đời mang trong mình những ý nghĩa lịch sử to lớn, du khách đến đền Trần Nam Định ngoài tham quan, chiêm bái còn cầu bình an và may mắn cho bản thân, gia đình. Một điểm đến ý nghĩa mà nếu có dịp bạn nhất định phải tới khám phá một lần.
Hà Lê (tổng hợp) – luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Internet
Đăng bởi: Nguyễn Thị Phương Thuỳ
YOLO! Khám phá các huyện ở Nam Định
- Giao Thủy
- Hải Hậu
- Mỹ Lộc
- Nam Định
- Nam Trực
- Nghĩa Hưng
- Trực Ninh
- Vụ Bản
- Xuân Trường
- Ý Yên