- Giới thiệu về chùa Ba Vàng
- Chùa Ba Vàng ở đâu?
- Lịch sử chùa Ba Vàng
- Lễ hội chùa Ba Vàng
- Hướng dẫn tham quan chùa Ba Vàng
- Chính điện chùa Ba Vàng (Đại Hùng Bảo Điện)
- Cổng tam quan chùa Ba Vàng
- Giếng khổng lồ chùa Ba Vàng
- Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát
Chùa Ba Vàng Quảng Ninh địa điểm du lịch văn hóa tâm linh thu hút du khách bởi kiến trúc độc đáo và khuôn viên rộng lớn. Từ ngày 09/03/2014 chùa được công nhận là Ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất Việt Nam và là điểm du xuân đầu năm của nhiều du khách thập phương.
Chùa Ba Vàng cùng với vịnh Hạ Long, cầu Bãi Cháy, Bảo tàng Hạ Long,… đã trở thành biểu tượng du lịch của đất mỏ. Không nhộn nhịp trẻ trung như SunWorld hay hoang sơ như hang Sửng Sốt nhưng ngôi chùa lại thu hút du khách bởi không gian thoáng đãng, trong lành, thanh tịnh và tầm nhìn siêu đẹp.
Giới thiệu về chùa Ba Vàng
Chùa Ba Vàng ở đâu?
Ngôi chùa còn có tên gọi khác là Bảo Quang Tự nằm ở lưng chừng ngọn núi Thành Đẳng thuộc địa phận phường Quang Trung, Tp Uông Bí, Quảng Ninh. Chùa nằm ở độ cao 340m lựng tựa núi, mặt hướng sông, hai bên là rừng thông quanh năm xanh mát tựa Thanh Long – Bạch Hổ tạo nên khung cảnh say đắm lòng người.
Lịch sử chùa Ba Vàng
Ngôi chùa được xây dựng năm 1993 trên nền móng của ngôi chùa cổ có từ thời vua Lê Dụ Tông năm 1706 Ất Dậu. Toàn bộ di vật của chùa cũ đều đã bị thời gian tàn phá trở thành phế tích chỉ còn lại duy nhất một gốc Hương Đá và tấm bia đá cổ. Trải qua nhiều lần tu sửa chùa mới có được diện mạo như hiện tại và đáp ứng nhu cầu tu tập của tăng ni phật tử vào tháng 1 năm 2011. Chùa là nơi thờ Phật, Đức Ông và Mẫu với nhiều pho tượng bằng gỗ đặt khắp khuôn viên chùa như: Ông Thiện – Ông Ác, Quan thế Âm Bồ Tát, Tam Bảo, Phật A Di Đà,…
Chùa đã được tu sửa lại vào năm 2011 – Ảnh: Savoir Aimer
Lễ hội chùa Ba Vàng
- Lễ hội khai xuân: Buổi lễ là dịp du khách cầu nguyên cho một năm mới may mắn, tốt đẹp, bình an được tổ chức vào ngày 08/01 âm lịch hàng năm. Lễ hội cũng là dịp để du khách hòa chung không khí du xuân.
- Lễ hội Phật Đản: Được tổ chức vào ngày 08/04 âm lịch là dịp kỷ niệm ngày Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời. Vào ngày này phật tử chùa Ba Vàng Quảng Ninh sẽ hóa thân thành người Ấn Độ diễu hành mừng ngày đấng Toàn Giác ra đời.
- Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu: Được tổ chức vào ngày tháng 7 âm lịch hàng năm là dịp để du khách thập phương khởi tâm hiếu hạnh, báo ân đấng sinh thành, tổ tiên. Cũng là dịp mọi người tỏ lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ của mình.
Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu được tổ chức tại chùa – Ảnh: Thầy Thích Trúc Thái Minh
- Lễ hội Hoa Cúc chùa Ba Vàng: Còn có một tên gọi khác là Tết Trùng Cửu được tổ chức vào ngày 09/09 âm lịch hàng năm. Đây là dịp mọi người nhìn nhận lại bản thân hướng đến giá trị Chân – Thiện – Mỹ và tỏ lòng biết ơn với bậc cha anh đi trước.
Phần lễ các sự kiện: Rước nước giếng Thần, pha trà cúng Phật, tụng kinh cầu quốc thái dân an, buông thư trong không gian thiền trà và xin chữ thư pháp. Ở phần hội sẽ là các hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống: hát chèo, trò chơi dân gian, ẩm thực chay…
Hướng dẫn tham quan chùa Ba Vàng
Để đến ngôi chùa này du khách có thể lựa chọn leo bộ qua từng bậc đá, tận hưởng không gian trong lành tựa như từ từ rũ bỏ những xô bồ của cuộc sống thường ngày. Hoặc có thể sử dụng phương tiện di chuyển là cáp treo với chi phí:
- Người lớn: 100.000đ/chiều hoặc 180.000 – 280.000đ/khứ hồi
- Trẻ em: 80.000đ/chiều hoặc 120.000 – 200.000đ/khứ hồi
Toàn cảnh chùa Ba Vàng sở hữu kiến trúc đặc trưng của các ngôi chùa khu vực Bắc Bộ với 03 gian bái đường và môt hậu viện. Bái đường là nơi đặt tượng thờ Đức Ông, tượng thờ Mẫu và tượng thờ Phật trong đó có nhiều bức tượng lá mắt, nổi bật với chiều cao hơn 2. Đặc biệt là bức tượng Phật A Di Đà nổi tiếng là tượng pháp bằng gỗ lớn nhất miền Bắc.
Cảnh chùa Ba Vàng về đêm – Ảnh: HUY HAI
Ngoài ra, khu vực lầu chuông, trai phòng, thư viện, thiền đường, lầu trống hay cổng tam quan đều sở hữu thiết kế đẹp, độc đáo khiến du khách ấn tượng.
Chính điện chùa Ba Vàng (Đại Hùng Bảo Điện)
Đại điện 4.000m2 là chính điện trên núi lớn nhất Đông Dương được công nhận vào năm 2014. Đặc biệt, hệ thống cột kèo, vì mái, xà,… được làm bằng bê tông cốt thép và sơn giả vân gỗ nên mang đậm nét kiến trúc chùa Bắc Bộ.
Tòa Đại Hùng Bảo Điện – Ảnh: Quang Anh Luu
Tường của đại điện được chạm khắc nhiều hoa văn tinh tế, trong đó có bức tranh tường khổng lồ kích thước 6 – 30m2 lột tả lại cuộc đời của đức phật Thích Ca Mâu Ni. Xung quanh bảo điện là các công trình: lầu chuông, thư phòng, lâu chuông,…
Cổng tam quan chùa Ba Vàng
Ngôi chùa có 3 kiến trúc cổng tam quan gồm: Cổng chào, cổng trung và cổng nội. Cổng có ba gam màu chính là: Vàng, nâu đỏ và xanh đậm, phần mái được thiết kế ba tầng và trang trí bằng chi tiết rồng uốn lượn đẹp mắt.
Cổng chùa – Ảnh: Thomas Goodwood
Trước cổng là có nhiều chậu cảnh được cắt tỉa đẹp mắt. Từ cổng tam quan nhìn lên du khách có thể thấy rõ Đại Hùng Bảo Điện với mái vòm cao vút, thanh thoát như hòa vào nền trời xanh.
Giếng khổng lồ chùa Ba Vàng
Đây là giếng nước cổ hơn 300 năm tuổi nổi tiếng là không bao giờ cạn ở chùa. Đây là địa điểm gắn liền với truyền thuyết “Nếu ai uống nước giếng này thì bệnh tật tiêu tan, cơ thể khỏe mạnh”. Bởi thế rất nhiều du khách đến ngôi chùa để có thể tận mắt ngắm nhìn giếng cổ và có cơ hội nhấp một ngụm nước giếng mát lạnh, trong lành.
Khu vực giếng khổng lồ – Ảnh: Sakura Linh
Kế đến là kiến trúc tái hiện lại chùa Một Cột Hà Nội được đặt trước cổng tam quan nội chùa Ba Vàng Quảng Ninh, giữa hồ bán nguyệt, phía dưới thả cá vàng với màu nước xanh ngọc bích đặc trưng. Chùa nằm phía sau tượng Quán Thế Âm Bồ Tát được đỡ bằng một lá sen khổng lồ. Thành hồ được trang trí bằng chi tiết đôi rồng xanh uốn lượn vô cùng đẹp mắt.
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 10,8m đặt trên đài sen cao 2,8m với tổng trọng lượng 80 tấn được làm bằng đá granite nguyên khối. Tượng được đặt giữa khuôn viên chùa Ba Vàng xung quanh là hệ thống cây cảnh và không gian xanh mát, phía trước đặt lư hương lớn, hòm công đức và cột đèn. Đặc biệt, từ đây du khách có thể dễ dàng chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Uông Bí cũng như cảm nhận không khí trong lành của thiên nhiên nơi đây.
Tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát tại chùa – Ảnh: Chuabavang
Nếu có cơ hội tham quan và ngắm cảnh chùa Ba Vàng về đêm chắc hẳn bạn sẽ phải choáng ngợp bởi cảnh quan nơi đây. Toàn bộ hệ thống đèn được thắp sáng làm tô điểm thêm kiến trúc tuyệt đẹp của ngôi chùa, khiến mọi thứ trở nên lung linh huyền ảo, ánh sáng vàng phản chiếu trên những tượng Phật làm cho không gian trở nên linh thiêng hơn bao giờ hết. Nhìn xa xa là rừng thông bạt ngàn xanh tốt, đung đưa trong gió.
Thăm thú chùa Ba Vàng Quang Trung Uông Bí Quảng Ninh là một trong những hoạt động hấp dẫn được nhiều du khách đánh giá cao bởi không khí trong lành, thanh tịnh. Nếu có dịp ghé thăm vùng đất mỏ du khách đừng bỏ lỡ địa điểm du lịch thú vị này, chúc du khách có những trải nghiệm thú vị tại núi Thành Đẳng.
Đăng bởi: Quyên Nguyễn
YOLO! Khám phá các huyện ở Quảng Ninh
- Ba Chẽ
- Bình Liêu
- Cẩm Phả
- Cô Tô
- Đầm Hà
- Đông Triều
- Hạ Long
- Hải Hà
- Hoành Bồ
- Móng Cái
- Quảng Yên
- Tiên Yên
- Uông Bí
- Vân Đồn