- 1. Những dấu ấn lịch sử của Nhà thờ gỗ Kon Tum, Tây Nguyên
- 2. Vật liệu xây dựng Nhà thờ gỗ Kon Tum, Tây Nguyên
- 3. Kiến trúc độc đáo của Nhà thờ gỗ Kon Tum, Tây Nguyên
- 4. Bạn nên tới thăm Nhà thờ gỗ Kon Tum, Tây Nguyên khi nào?
- 5. Các Tour du lịch Tây Nguyên có điểm đến Nhà thờ gỗ Kon Tum trong lịch trình
Được coi là nhà thờ đẹp nhất Tây Nguyên, nhà thờ gỗ Kon Tum là một công trình kiến trúc tôn giáo vô cùng độc đáo với hơn 100 năm lịch sử. Nhà thờ gỗ Kon Tum được coi là một trong những biểu tượng của Tây Nguyên đại ngàn, cũng là điểm du lịch không thể bỏ qua với du khách khi đến với vùng đất đỏ Tây Nguyên.
1. Những dấu ấn lịch sử của Nhà thờ gỗ Kon Tum, Tây Nguyên
Nhà thờ gỗ Tây Nguyên được linh mục Pháp Giuse Decrouille cho xây dựng từ năm 1913 và kéo dài đến 1918 hoàn tất, tọa lạc giữa trung tâm thành phố. Dù đã trải qua hơn 100 năm lịch sử, mưa nắng, chiến tranh… nhà thờ gỗ vẫn vững chắc không hề bị hư hỏng theo thời gian và vẫn giữ nguyên trạng được kết cấu kèm theo những dấu tích của thời gian trường tồn.
Được biết, công trình được những bàn tay tài hoa của thợ thủ công nghệ nhân Bình Định thực hiện. Lối kiến trúc của nhà thờ gỗ Kon Tum là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách Roman và kiểu kiến trúc nhà sàn của người dân tộc Ba Na. Đó là sự giao thoa tuyệt vời của nền văn hóa Tây Nguyên đậm đà bản sắc cùng văn hóa châu Âu. Cái nôi của đạo Công giáo Rome.
Gần một thế kỷ qua, thánh đường vẫn chưa có dấu hiệu của sự xuống cấp và đang trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Việt Nam.
2. Vật liệu xây dựng Nhà thờ gỗ Kon Tum, Tây Nguyên
Nhà thờ gỗ Kon Tum có kiến trúc 700m2, độc đáo với một là một công trình khép kín gồm: giáo đường nhà thờ, nhà tiếp khách, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo, nhà rông. Ngoài ra còn có khu vực cô nhi viên, cơ sở may, dệt; cơ sở mộc và khuôn viên nhà thờ.
Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum sở dĩ được gọi là nhà thờ gỗ vì vật liệu chủ yếu để cấu thành nên kết cấu nhà thờ là bằng gỗ. Nhà thờ sử dụng gỗ cà chít là một loại gỗ sến đỏ có rất nhiều ở vùng đất tây Nguyên xưa.
Khu vực trần, tường, vách được xây bằng đất trộn rơm theo kiểu nhà truyền thống của người miền trung Việt Nam, không dùng bê-tông cốt thép hay vôi vữa, các tấm gỗ được kết dính với nhau bằng mộng mà không hề sử dụng đinh.
3. Kiến trúc độc đáo của Nhà thờ gỗ Kon Tum, Tây Nguyên
Mặt tiền nhà thờ cao 24m chia làm bốn tầng, càng lên cao càng nhỏ dần, gồm bốn cột chính và các cột phụ kết nối với nhau thành những vòng cung nâng toàn khối nhà thờ. Trên đỉnh tháp là cây thánh giá bằng gỗ sến đỏ uy nghiêm.
Bên hông là hành lang lối vào nhà thờ, phần mái mang thiết kế của những mái nhà rông của người Ba Na.
Đỉnh tháp chuông nhà thờ gỗ mà ngay từ xa có thể nhìn thấy phần tháp chuông màu nâu ấm này nổi bật trên nền trời xanh.
Phía bên trong nhà thờ là các hàng cột nhỏ được liên kết với nhau theo dạng mái vòm, mở ra không gian rộng, nét đặc trưng của kiến trúc Roma và thoáng đãng với cảm giác choáng ngợp.
Cận cảnh ban thờ của nhà thờ gỗ. Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum ngày nay thuộc Giáo phận Kon Tum, là một trong 27 giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam, là giáo phận lâu đời nhất vùng Tây Nguyên.
Trên các bức tường trong thánh đường là những bức tranh kính màu rực rỡ về Chúa, Đức Mẹ, cùng với các điển tích trong kinh thánh. Các khung cửa này vừa có tác dụng lấy ánh sáng, vừa tạo thêm vẻ tráng lệ.
Bên ngoài sân khuôn viên nhà thờ gỗ có dựng tượng Đức Cha Martial Jannin Phước – vị Giám mục đầu tiên tại Kon Tum, người có công lớn trong việc truyền đạo ở Tây Nguyên.
Không chỉ là nơi giáo dân cầu nguyện, nhà thờ gỗ còn là điểm đến, điểm nghỉ chân của rất đông người dân Kon Tum. Đặc biệt, ở đây còn có một phiên chợ nhỏ bày bán các sản phẩm thủ công từ các buôn làng trong vùng.
4. Bạn nên tới thăm Nhà thờ gỗ Kon Tum, Tây Nguyên khi nào?
Có thể đến thăm nhà thờ gỗ Kon Tum vào bất cứ thời điểm nào. Nếu vào mùa hoa đậu nở, trên đường tới nhà thờ bạn sẽ gặp sắc hồng, sắc trắng của những con đường hoa làm lộng lẫy thêm nhan sắc KonTum.
Nếu bạn đến vào dịp lễ Giáng Sinh, bạn sẽ gặp tại đây cả nghìn giáo dân đủ tộc người tìm đến nhà thờ, họ ở lại ngay bãi đất trống bên phải có khi cả tuần để tham dự lễ.
Còn nếu đến nhà thờ vào một ngày bình thường nào đó, sẽ gặp sự thầm lặng của một giáo đường. Hàng ghế hai bên hông nhà thờ vào lúc làm lễ là chỗ để giáo dân cầu nguyện, lúc này thành chỗ cho các em học sinh dùng để ôn bài học tập.
5. Các Tour du lịch Tây Nguyên có điểm đến Nhà thờ gỗ Kon Tum trong lịch trình
Nhà thờ gỗ uy nghiêm là công trình mang tính biểu tượng của tỉnh Kon Tum, là niềm tự hào không chỉ với người dân Công giáo nơi đây, còn là điểm tham quan hút khách nhất, không thể bỏ qua nếu như bạn có dịp đến thăm.
Tại thaiantravel, chúng tôi có nhiều Tour du lịch hấp dẫn có điểm đến là nhà thờ gỗ Kon Tum trong lịch trình tham quan. Du khách có thể tham khảo chi tiết tại các link sau:
Đăng bởi: Việt Lê
YOLO! Khám phá các huyện ở Kon Tum
- Đăk Glei
- Đăk Hà
- Đăk Tô
- Ia H’Drai
- Kon Plông
- Kon Rẫy
- KonTum
- Ngọc Hồi
- Sa Thầy
- Tu Mơ Rông