Nhà thờ Phát Diệm là quần thể nhà thờ Công giáo rộng 22 ha ở thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120km. Công trình có sự hòa hợp và hội nhập, giao thoa giữa đạo Công giáo với tín ngưỡng của dân tộc Việt.
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
Toàn bộ nhà thờ nhìn từ trên cao. Ảnh: Báo Tổ quốc.
Quần thể các công trình của nhà thờ Phát Diệm được xây dựng từ năm 1875 đến năm 1899. Nét độc đáo là nhà thờ được xây hoàn toàn bằng đá và gỗ theo kiến trúc cổ, mang dáng dấp của đình, đền, chùa và cung điện truyền thống.
Phương đình. Ảnh: Báo Tổ quốc.
Nhà thờ Phát Diệm. Ảnh: Lê Hoàng/Vnexpress.
Quần thể kiến trúc này được chủ trì xây dựng bởi linh mục Phêrô Trần Lục, linh mục địa phận Tây Đàng Ngoài từ năm 1865 trong hơn 20 năm. Do đó, nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19, lúc thực dân Pháp xâm lược nước ta.
Ảnh: @duyen.moi.
Quần thể nhà thờ Phát Diệm gồm: ao hồ, phương đình, nhà thờ lớn, bốn nhà thờ bên, ba hang đá nhân tạo và nhà thờ đá. Nhà thờ đá Phát Diệm được báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp, được ví như “kinh đô Công giáo Việt Nam”.
Ảnh: @duyen.moi.
Phương đình: hoàn thành năm 1899, là một công trình kiến trúc cao 25m, rộng 17m, dài 24m gồm ba tầng được dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng bằng đá xanh. Trên 4 đỉnh tháp có 4 pho tượng bốn vị Thánh Sử, từ đường nét, tư thế đến đường mây nếp áo rất giống các pho tượng trong chùa Việt.
Không gian của đình, chùa Việt. Ảnh: Báo Tổ quốc.
Ảnh: @duyen.moi.
Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép rất tinh xảo. Giữa Phương Đình đặt một sập bằng đá nguyên khối, trong và ngoài là những bức phù điêu được khắc chạm trên đá hình ảnh chúa Giê-su và các vị thánh trong đạo.
Nhiều phần của công trình được làm bằng gỗ lim. Ảnh: Lê Hoàng/Vnexpress.
Tầng thứ hai của Phương Đình treo một trống lớn. Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần 2.000kg được đúc vào năm 1890. Một tiếng chuông vang xa, cả ba tỉnh Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa đều nghe thấy. Mái của nhà thờ Phát Diệm không cao vút mà là mái cong cổ kính như mái đình, chùa.
Một trong 5 nhà thờ nhỏ thuộc quần thể. Ảnh: Lê Hoàng/Vnexpress.
Công trình nhà thờ lớn: Nhà thờ chính khánh thành năm 1891 với tên nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, nay là nhà thờ chính tòa của vị giám mục Phát Diệm. Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m, cao 15m, có bốn mái và năm lối vào dưới các vòm đá. Trong nhà thờ có 6 hàng cột gỗ lim nguyên khối, hai hàng cột giữa cao tới 11m, mỗi cột nặng 10 tấn.
Giảng đường. Ảnh: Báo Tổ quốc.
Mái cong như đình chùa. Ảnh: Báo Công Thương.
Gian trên của thánh đường có bàn thờ lớn làm từ phiến đá nguyên khối dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m. Mặt trước và hai bên chạm trổ các loài hoa bốn mùa khiến bàn thờ trông sinh động, đầy màu sắc. Hai phía bên nhà thờ chính tòa có bốn nhà thờ nhỏ hơn có kiến trúc hài hòa với đặc điểm riêng.
Phù điêu mô phỏng tích tuyện cổ. Ảnh: Báo Công Thương.
Đá được vận chuyển thủ công khi xây nhà thờ. Ảnh: Báo Công Thương.
Toàn bộ công trình nhà thờ Phát Diệm làm hoàn toàn thủ công, không có bất cứ máy móc, sắt thép, bê tông, chất liệu chủ yếu là đá và gỗ lim được lấy từ Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Tây và núi Thiện Dưỡng, núi Nhồi. Có những cây gỗ nặng đến 7 tấn, những phiến đá nặng tới 20 tấn đều được vận chuyển hoàn toàn bằng sức người.
Ảnh: Báo Công Thương.
Điêu khắc đá. Ảnh: Báo Công Thương.
Tồn tại hơn 100 năm, dù chịu nhiều tác động từ thiên tai, chiến tranh, nhưng công trình vẫn vững chãi và nguyên trạng đến ngày nay. Quần thể nhà thờ Phát Diệm được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1988. Tỉnh Ninh Bình và các cơ quan đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận nhà thờ Phát Diệm là di sản văn hóa thế giới.
Ảnh: Báo Công Thương.
Đăng bởi: Hồng Ngọc
YOLO! Khám phá các huyện ở Ninh Bình
- Gia Viễn
- Hoa Lư
- Kim Sơn
- Nho Quan
- Ninh Bình
- Tam Điệp
- Yên Khánh
- Yên Mô