Thành Nhà Hồ: Kiến trúc đá cần bảo tồn của Thế giới có gì đặc biệt?

  • Đôi nét giới thiệu về thành nhà Hồ
    • Thành nhà Hồ được xây dựng như thế nào?
    • Thành nhà Hồ ở đâu?
  • Di tích thành nhà Hồ Thanh Hóa có gì hấp dẫn?
    • Chiêm ngưỡng kiến trúc cổ hơn 600 năm tuổi
      • Thành Nội – Thành nhà Hồ Thanh Hóa
      • Hào Thành – Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc
      • La Thành thuộc di tích thành nhà Hồ Thanh Hóa
      • Tế đàn Nam Giao thành nhà Hồ
    • Hòa mình vào nhịp sống yên bình của người dân khu vực
    • Chụp hình check – in tại thành nhà Hồ Vĩnh Lộc
  • Quy định tham quan di tích thành nhà Hồ
    • Giờ mở cửa tham quan
    • Giá vé tham quan thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc là một trong những Di tích nổi tiếng nhất bậc nhất của Thanh Hóa với hơn 600 năm lịch sử. Công trình sở hữu kiến trúc cổ kính đầy rêu phong kết hợp với không gian xanh mát đậm chất làng quê Bắc Bộ. Không những thế công trình còn thu hút du khách thập phương nhờ kiến trúc đá độc đáo nhất và duy nhất còn lại tại Đông Nam Á.

Đặc biệt, di tích thành nhà Hồ Thanh Hóa cũng được Ủy ban Di sản thế giới Paris công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới. Vì thế công trình cũng là điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước đến đây check-in và khám phá kiến trúc độc đáo. Hãy cùng Du Lịch 3 Miền khám phá những trải nghiệm và kiến trúc độc đáo của di tích lịch sử này trong nội dung bài viết dưới đây.

Đôi nét giới thiệu về thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ được xây dựng như thế nào?

Tòa thành này được Hồ Quý Ly xây dựng năm 1397 và nổi tiếng là một công trình “vô tiền khoáng hậu” nhờ sở hữu kỹ thuật xây dựng đầy khác biệt. Điều này giúp công trình tồn tại vững chắc trước những tác động mạnh mẽ của điều kiện thời tiết và chiến tranh.

Thành nhà Hồ còn có tên gọi khác là Tây Đô (tên gọi để phân biệt với Đông Đô – Hoàng thành Thăng Long). Công trình cũng từng là kinh đô của nước Đại Ngu (một phần lãnh thổ Việt Nam ngày nay) dưới triều Hồ. Ngoài ra, thành còn có những tên gọi khác như: Thành phủ Thanh Hóa, An Tôn, Tây Giai, Thạch Thành.

thành nhà hồ: kiến trúc đá cần bảo tồn của thế giới có gì đặc biệt?

Thành nhìn từ trên cao – Ảnh: Ticotravel

Thành nhà Hồ ở đâu?

Thành được xây dựng ở khu vực lưu vực sông Bưởi và sông Mã thuộc địa phận 2 xã: Vĩnh Tiến (thôn Xuân Giai, thôn Tây Giai) xã Vĩnh Long (thôn Đông Môn), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

  • Cung đường 1: trung tâm thành phố → đại lộ Lê Lợi (QL1A) → Thị trấn Rừng Thông → Quốc lộ 217 → Đường Thành → Thành nhà Hồ.
  • Cung đường 2: Trung tâm Tp Thanh Hóa → QL1A → QL217 → đường Thành → Thành.

Di tích thành nhà Hồ Thanh Hóa có gì hấp dẫn?

Địa điểm này đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới ngày 27/06/2011 thông qua việc xét 2 tiêu chí:

1- Sự ảnh hưởng và giá trị nhân văn qua một giai đoạn lịch sử của quốc gia hay một phần khu vực trên thế giới. Có những đóng góp về kiến trúc, điêu khắc, công nghệ xây dựng và quy hoạch.

2- Kinh đô một thời của nước Đại Ngu cũng là một công trình cổ xưa, khắc họa được giá trị của một hay nhiều giai đoạn trong lịch sử phát triển của Việt Nam.

Các trải nghiệm du lịch tại tòa thành này mà du khách không nên bỏ qua có thể kể đến như:

Chiêm ngưỡng kiến trúc cổ hơn 600 năm tuổi

thành nhà hồ: kiến trúc đá cần bảo tồn của thế giới có gì đặc biệt?

Ảnh: Sơn Đỗ

Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc được Hồ Quý Ly được xây dựng trong vòng 3 tháng ( năm 1397) và tiếp tục được hoàn thiện thêm cho đến năm 1402. Thành sở hữu địa thế tương đối hiểm trở với núi non dựng đứng, sông nước bao quanh nên có thể dễ dàng triển khai phòng thủ tiến công cả đường bộ và đường thủy.

Đây cũng là nét tương đồng với nhiều công trình thành lũy khác của Việt Nam như: Thành Cổ Loa, Tử Cấm Thành – Huế. Những kiến trúc nổi bật tại tòa thành này mà du khách nên dành thời gian khám phá:

Thành Nội – Thành nhà Hồ Thanh Hóa

Thành nội có kích thước lần lượt là 870,5m (chiều Bắc Nam) và 883,5m (chiều Đông Tây) với 4 cổng thành tương ứng với 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc với tên gọi lần lượt tiền – hậu – tả – hữu. Cổng của thành Nội được xây dựng theo dáng vòm cuốn được dựng bằng nhiều phiến đá xếp núi.

thành nhà hồ: kiến trúc đá cần bảo tồn của thế giới có gì đặc biệt?

Khu vực khảo cổ thành nội – Ảnh: Viện khảo cổ

Mặc dù được xếp từ những phiến đá nhưng cổng thành nhà Hồ có kích thước khá lớn, chắc chắn nên những vòm đá nặng hàng chục tấn có thể kết nối chặt chẽ với nhau nên sau hơn 600 năm cổng thành vẫn giữ nguyên được dáng vẻ ban đầu. Đặc biệt, dù không sử dụng vật liệu kết nối nhưng thành dường như không chịu bất cứ tác động lớn nào từ “dòng chảy thời gian”, điều này chứng tỏ được trình độ cao trong kiến trúc của người dân nước ta từ hàng trăm năm trước.

Hào Thành – Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc

Khu vực Hào Thành được khai quật nghiên cứu qua 4 giai đoạn: 2015, 2016, 2018 và 2019 với tổng diện tích 12.000m2 theo cả 4 phía Đông Tây Nam Bắc. Việc khai quật Hào Thành cũng mang tới nhiều thông tin hữu ích cho giới khảo cổ nhằm từng bước tìm ra vị trí của Chính Điện, Tây Thái Miếu và Đông Thái Miếu.

thành nhà hồ: kiến trúc đá cần bảo tồn của thế giới có gì đặc biệt?

Khu vực khảo cổ Hào Thành – Ảnh: Báo Người lao động

Khu vực Hào Thành của di tích lịch sử thành nhà Hồ được thiết kế rộng hơn 90m phần đáy được gia cố vô cùng chắc chắn khi sử dụng đá dăm lót phía dưới, đáy hào sâu 6,5m và rộng tới 52m. Hiện nay đến khu vực này du khách vẫn có thể quan sát được những bức tường đá thẳng đứng một bên là bờ đất thoai thoải, một bên là đường mòn nằm giữa cánh đồng lúa rộng lớn cực “chill”.

La Thành thuộc di tích thành nhà Hồ Thanh Hóa

Khu vực này cũng chính là vòng ngoài cùng của kiến trúc khu thành, được xây dựng với những con dốc dựng đứng tạo thành bờ đất cao 6m, chân bờ đất phần rộng nhất đạt 9,2m. Phía mặt trong bờ đất được thiết kế dáng thoải với nhiều bậc lên xuống, mỗi bậc cao khoảng 1,5m và có nhiều vị trí lát sỏi gia cố tăng phần chắc chắn.

Đây cũng là một khu vực không có hình dáng cố định, được xây dựng dựa trên địa thế tự nhiên của đất có chức năng chống lũ lụt cũng như tăng cường khả năng phòng thủ. Đặc biệt, khu vực La Thành dự kiến sẽ mở khai quật và tìm hiểu thêm vào 2 giai đoạn sắp tới là 2021 – 2025 và 2025 – 2030. Song song với đó là khai quật thành nhà Hồ để mở rộng các địa điểm khác như: Đường Hòe Nhai (12.500m2) và 4 cổng thành (5.000m2 mỗi cổng thành).

Tế đàn Nam Giao thành nhà Hồ

thành nhà hồ: kiến trúc đá cần bảo tồn của thế giới có gì đặc biệt?

Khu vực tế đàn Nam Giao – Ảnh: Vnexpress

Khu vực tế đàn với tổng diện tích 35.000m2 được đặt tại khu vực phía Nam của La Thành. Tế đàn Nam Giao được chia thành nhiều tầng, trong đó trung đàn cao 21,7m, chân tế đàn cao 10,5m. Tế đàn hiện được đặt tại địa phận 3 thông là Tây Giải, Đông Môn, Xuân Giai với tổng diện tích 52,33ha.

Hòa mình vào nhịp sống yên bình của người dân khu vực

Không chỉ thăm quan khám phá kiến trúc độc đáo của di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hóa, đến đây du khách còn có cơ hội đắm mình vào không gian yên bình và nhịp sống giản dị của người dân địa phương với hồ sen thơm ngát, cánh đồng lúa xanh mướt, xe chở lúa hay những đứa trẻ vô tư nô đùa trên mặt đê.

thành nhà hồ: kiến trúc đá cần bảo tồn của thế giới có gì đặc biệt?

Hòa mình vào đời sống người dân khu vực – Ảnh: Kyluc

Tất cả mang tới cho bạn một cảm nhận về nhịp sống chậm yên bình và không khí trong lành hiếm nơi nào có được, vừa đời thường vừa giản dị, thân quen. Hay hòa mình với nhịp sống thường nhật của người dân địa phương: Trồng ngô, trồng lúa, gặt lúa, thu hoạch sen,… ngắm nhìn đàn trâu thong dong gặm cỏ.

Chụp hình check – in tại thành nhà Hồ Vĩnh Lộc

thành nhà hồ: kiến trúc đá cần bảo tồn của thế giới có gì đặc biệt?

Ảnh: chúng mình

  • Khu vực cổng thành: Khu vực cổng thành được dựng bằng đá nguyên khối phía sau là cánh đồng lúa xanh bát ngát mang lại khung hình cực chill, có chút gì đó rêu phong cổ kính khó tả.
  • Hồ sen:Bên trong thành nhà Hồ cũng có một hồ sen lớn không chỉ tỏa hương thơm mát ngọt mà còn là địa điểm lý tưởng để chụp hình. Để có được những bộ ảnh ưng ý nhất du khách có thể tham khảo Hướng dẫn chụp hình với sen chi tiết từ Du Lịch 3 Miền.
  • Bãi cỏ và cánh đồng lúa: Hay đơn giản là cánh đồng lúa, bãi có xanh cùng những mỏm đá nhấp nhô cũng là địa điểm check -in lý tưởng mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến địa danh du lịch Thanh Hóa nổi tiếng này.

Quy định tham quan di tích thành nhà Hồ

Nhằm giúp chuyến đi thăm quan địa điểm lịch sử này của bạn thêm phần thuận lợi hơn thì dulich3mien.vn có một vài thông tin hữu ích dưới đây.

Giờ mở cửa tham quan

Thành sẽ mở cửa đón khách thăm quan từ 7h00 – 17h30 hàng ngày (mùa hè) và khoảng 7h00 – 17h00 (mùa đông).

Giá vé tham quan thành nhà Hồ

Giá vé thăm quan địa điểm du lịch này cũng khá phải chăng chỉ khoảng 40.000đ/người lớn và 20.000đ (trẻ em 7 – 12 tuổi), trẻ em

Hy vọng những thông tin mà Du Lịch 3 Miền vừa chia sẻ sẽ giúp bạn và gia đình có một chuyến đi thăm quan thành nhà Hồ Vĩnh Lộc đầy thú vị. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều địa điểm du lịch Thanh Hóa hấp dẫn khác: Bãi biển Sầm Sơn, suối cá thần Cẩm Lương, Pù Luông Thanh Hóa.

Thành nhà Hồ được Unesco công nhận năm nào?

Ngày 27 tháng 6 năm 2011

Thành nhà Hồ là di sản gì?

Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

Thành nhà Hồ tiếng Anh là gì?

Citadel of the Hồ Dynasty

Đăng bởi: Trà Lê