- Đôi nét về chùa Trăm Gian ở Hà Nội
- Hướng dẫn đi đến chùa Trăm Gian Hà Nội
- Khám phá kiến trúc đặc sắc của chùa Trăm Gian
- Lễ hội chùa Trăm Gian Tiên Lữ
- Lưu ý khi đến chùa Trăm Gian Chương Mỹ
Cuối tuần này hãy đến với chùa Trăm Gian Hà Nội ở huyện Chương Mỹ. Một địa điểm lý tưởng cho những ai yêu thích du lịch và khám phá các di sản văn hóa, kiến trúc độc đáo của Việt Nam.
Đôi nét về chùa Trăm Gian ở Hà Nội
Chùa Trăm Gian hay còn được gọi là chùa Quảng Nghiêm, chùa Tiên Lữ; ngôi cổ tự tọa lạc trên ngọn đồi ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Đây là Di tích Quốc gia có giá trị cao về nghệ thuật, một điểm đến tâm linh nổi tiếng của Thủ đô. Không chỉ bà con nhân dân trong vùng mà khách thập phương cũng rất yêu thích được đến đây vãn cảnh, chiêm bái cửa Phật tìm lại sự bình yên trong tâm hồn.
Ảnh: @canhdepchuaviet
Nếu một ngày bạn cảm thấy ngột ngạt, muốn tạm lánh xa bộn bề của cuộc sống thường nhật hãy về đây để tận hưởng những phút giây thư giãn, thanh thản. Một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội, cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 20km, nằm ẩn mình giữa ngọn đồi nhỏ xinh cùng với lối kiến trúc đặc sắc tạo nên khung cảnh thơ mộng. Điểm đến khám phá mà bất cứ ai đều khó lòng bỏ lỡ.
Ảnh: @beo.beolalala
Hướng dẫn đi đến chùa Trăm Gian Hà Nội
Bạn có thể đi đến Chùa Trăm Gian thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội bằng cách đi xe máy, ô tô hoặc xe buýt.
– Đi bằng xe cá nhân: từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn hãy đi theo đường Phan Đình Phùng – Nguyễn Trãi – Trần Phú (QL6) – tuyến TL417B (đi qua huyện Quốc Oai). Tiếp theo, bạn rẽ trái vào tuyến đường TL419A ở thôn Đường Quy (xã Nam Phương Tiến). Tiếp tục đi thẳng, chùa Trăm Gian nằm cách thôn Đường Quy khoảng 6 km.
Ảnh: @sungjoon2687
– Đi bằng xe buýt: có 2 tuyến xe buýt có thể lựa chọn để đi đến chùa Trăm Gian chính là: tuyến 57 (Nam Thăng Long – khu công nghiệp Phú Nghĩa) và tuyến 72 (bến xe Yên Nghĩa – Xuân Mai). Hai tuyến buýt này đều có điểm xuống cách chùa Trăm Gian chỉ 200m đi bộ.
Ảnh: @beo.beolalala
Khám phá kiến trúc đặc sắc của chùa Trăm Gian
Chùa Trăm Gian tọa lạc giữa một thung lũng xanh mát, bao quanh là những ngọn núi trùng điệp và rừng cây xanh mướt. Điểm đến tâm linh Hà Nội này có lịch sử hơn 400 năm và đã trải qua nhiều giai đoạn xây dựng, sửa chữa; mang đậm dấu ấn kiến trúc đặc trưng của kiến trúc đời Trần thế kỷ 14. Cổng chùa mang đến cho du khách cảm giác huyền bí, mở ra một không gian thanh tịnh, có quy mô rộng lớn.
Ảnh: @vedugx
Phía trong, chùa được bố trí linh hoạt với 3 cụm kiến trúc dạng độc lập giống nhau, dựa theo hình thức trụ điền. Nhìn chung 3 khu đều mang đậm phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam và thể hiện sự hòa quyện giữa tôn giáo, văn hóa dân gian và lịch sử của vùng đất Hà Nội.
– Cổng Tam quan: đây là cổng vào chính của chùa Trăm Gian Hà Nội, mang phong cách kiến trúc nhà Lý. Cổng Tam quan gồm 3 lớp cửa, được trang trí bằng nhiều tượng đá, hình ảnh phong phú và chạm khắc hoa văn tinh xảo.
Ảnh: @vedugx
– Cụm kiến trúc trung tâm: ở trung tâm của chùa có một sân rộng bao quanh bởi chuông đồng, gác nhà, các gian thờ và hành lang nối các kiến trúc với nhau. Gác chuông 2 tầng mái đao cong vút, được xây dựng năm 1965 được đánh giá là cổ hàng đầu ở nước ta. Trung tâm của cụm này là chính điện, kiến trúc đẹp nhất của chùa, nơi thờ Phật và Tổ sư, ngoài ra còn có các gian thờ khác.
– Cụm kiến trúc phía sau: là nơi thờ phụng chính của chùa. 3 gian thờ chính ở trung tâm chùa là: Tiền Đường, Thiên Hương và Thượng Điện. Có hành lang dài bao lấy khu vực Tiền và Hậu đường hình chữ “Quốc”, có các ban thờ: thờ Phật, Quan Thế Âm, Đức Thánh Bội, Đô đốc Đặng Tiến Đông – người có công đã tu sửa khang trang ngôi chùa này.
Ảnh: @ga_beo
Thời xưa, cứ 4 cột sẽ được tính bằng 1 gian, do vậy ngôi chùa có gần 100 gian. Các dãy nhà chùa được chia thành nhiều tầng, mỗi tầng được trang trí với các hoa văn và phù điêu. Đặc biệt, hệ mái lợp bằng ngói lợp xám, đem lại một vẻ đẹp cổ kính, sang trọng. Đỉnh chóp mái chùa được tô điểm bằng các vật liệu có khắc họa hình rồng, phượng, vạn tú, chư tiên và các hình ảnh khác phong phú.
Ảnh: @vedugx
Không những thế, chùa Trăm Gian Hà Nội còn có nhiều tác phẩm điêu khắc đặc sắc như: 100 pho tượng Phật bằng gỗ, ban Tam bảo có 3 bức tượng Phật tọa trên bệ gạch nung độc đáo, các bức tượng mỹ nghệ và các họa tiết trên trụ cột. Tất cả đều được chạm trổ tinh xảo và công phu, phản ánh bàn tay tài hoa của người thợ xưa; là những di sản nghệ thuật hiếm có từ thời Lý – Trần.
Ảnh: @rosa_writer_
Lễ hội chùa Trăm Gian Tiên Lữ
Lễ hội chùa Trăm Gian là lễ hội truyền thống lớn của địa phương, được tổ chức vào ngày 7 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội gồm nhiều hoạt động mang tính giáo dục và tôn giáo, góp phần hiểu giá trị tư tưởng của chùa Trăm Gian và giáo lý Phật giáo. Không chỉ là sự kiện tôn nghiêm trong tâm linh của người dân mà còn là dịp để đại diện cho giá trị văn hóa tinh thần, kết nối cộng đồng và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Ảnh: @giacngoonline
Kinh nghiệm du lịch Hà Nội, đến đây bạn được tham gia các hoạt động chính tại lễ hội gồm:
– Lễ rước kiệu: người dân trong vùng sẽ tổ chức rước kiệu từ xã Tiên Phương đến chùa Trăm Gian. Trong quá trình diễu hành, các thành viên trong đoàn thường mặc trang phục truyền thống, biểu diễn đồng dao và văn nghệ dân gian.
– Lễ cầu an, cầu tài và cầu may mắn: mọi người sẽ tụ tập tại chùa để cùng thắp hương, cầu nguyện bình an và may mắn cho gia đình, cộng đồng. Đây cũng là dịp để người dân tìm hiểu về giáo lý Phật giáo, kết nối với cộng đồng và bồi dưỡng tinh thần đạo đức.
– Các trò chơi dân gian: với mục đích giáo dục và vui chơi giải trí, lễ hội chùa Trăm Gian Hà Nội tổ chức nhiều trò chơi dân gian như: đua thuyền, đua bò, kéo co, cờ tướng, bơi,… Những trò chơi này không chỉ giúp mọi người có những khoảnh khắc vui vẻ bên nhau mà còn thể hiện nét đặc trưng của văn hóa địa phương.
– Biểu diễn nghệ thuật: lễ hội chùa Trăm Gian còn có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ địa phương và quốc gia, biểu diễn các tiết mục ca múa nhạc, chầu văn, hát quan họ,…. làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân gian.
Ảnh: @hakiilinh
Lưu ý khi đến chùa Trăm Gian Chương Mỹ
– Theo phép đi chùa, lúc vào đi qua cổng Tam Quan bạn bước vào cửa bên phải, lúc ra đi cửa bên trái và không đi cửa ở giữa.
– Đến chùa viếng Phật tâm hướng thiện để cầu xin sức khoẻ bình an cho gia đình. Khấn Phật không cần quá to tiếng, không làm ồn ào ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
– Ăn mặc kín đáo và lịch sự, tuyệt đối không mặc quá ngắn hay hở hang khi vào chùa. Đi lại nhẹ nhàng và chọn những đôi giày thấp, êm ái để thuận tiện cho di chuyển leo lên các bậc thang của chùa.
– Không tự ý gõ chuông của chùa, tránh động chạm đến các bức tượng Phật hay tranh ảnh trong chùa.
– Sắm lễ chay thanh tịnh như: hương, hoa, quả, oản,… không cúng đồ mặn. Đặt lễ đúng ban quy định, nếu không biết có thể hỏi nhà chùa. Hạn chế thắp hương bên trong và chỉ nên thắp hương tại đỉnh hương bên ngoài của các khu thờ tự.
Ảnh: @baoxaydung
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, chùa Trăm Gian Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp trầm mặc, uy nghi của kiến trúc cổ Việt Nam và là nơi thu hút nhiều du khách ghé tham quan, chiêm nghiệm. Có thời gian đến đây hy vọng bạn cũng sẽ có thêm nhiều trải nghiệm quý giá tại nơi thanh tịnh này.
Hà Lê (tổng hợp) – luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Internet
Đăng bởi: Nguyễn Yến
YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Hà Nội
- Ba Đình
- Ba Vì
- Bắc Từ Liêm
- Cầu Giấy
- Chương Mỹ
- Đan Phượng
- Đông Anh
- Đống Đa
- Gia Lâm
- Hà Đông
- Hai Bà Trưng
- Hoài Đức
- Hoàn Kiếm
- Hoàng Mai
- Long Biên
- Mê Linh
- Mỹ Đức
- Nam Từ Liêm
- Phú Xuyên
- Phúc Thọ
- Quốc Oai
- Sóc Sơn
- Sơn Tây
- Tây Hồ
- Thạch Thất
- Thanh Oai
- Thanh Trì
- Thanh Xuân
- Thường Tín
- Ứng Hòa