VẬT LIỆU KÍNH TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT GW

Vật liệu kính là vật liệu ánh kim với những ưu điểm vượt trội nên luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các kiến trúc sư cũng như nhiều gia đình Việt. Đây cũng được xem là loại vật liệu nội thất linh hoạt nhất được ứng dụng rộng rãi trong đa dạng lĩnh vực.

Bài viết sau đây của GW sẽ gửi đến anh/chị những thông tin hữu ích về các loại kính được ưa chuộng trong thiết kế nội thất!

Vật liệu kính trong thiết kế nội thất là gì

Kính là sản phẩm thủy tinh tạo từ một dung dịch rắn ở dạng vô định hình. Và định hình bằng cách làm quá nguội khối silicat nóng chảy. Có thể pha trộn thêm các tạp chất khác để có được sản phẩm theo ý muốn. Ở điều kiện bình thường, kính là một loại vật liệu nội thất trong suốt, tương đối cứng, khó mài mòn với bề mặt rất nhẵn và trơn.

Tuy nhiên, kính rất dễ gãy hay vỡ thành các mảnh nhọn, sắc dưới tác dụng của lực hay nhiệt một cách đột ngột.

Vật liệu kính với những ưu điểm siêu Việt nên được xem làm một trong những vật liệu được nhiều gia đình Việt ưa chuộng trong thiết kế nội thất.

Cách nhận biết và phân biệt các loại kính

Ngày càng xuất hiện nhiều vật liệu kính trong xây dựng và thiết kế nội thất khác nhau, với đặc tính, giá thành, chất lượng khác nhau. Nhưng có thể phân chia các loại kính như sau:

Phân Chia Theo Mức Độ Truyền Sáng

Đặc điểm của các vật liệu kính đó chính là khả năng truyền sáng và nhìn xuyên suốt, ánh sáng có thể chiếu từ ngoài vào trong ngôi nhà. Với mỗi loại kính khác nhau lại cho độ truyền sáng khác nhau. Dựa vào mức độ truyền sáng có thể phân chia các loại kính như sau:

Có kính trong mờ, kính trong suốt, kính phản quang, kính mờ đục, gương,…

Phân Chia Theo Cấu Tạo

Mỗi loại kính đều có một thông số kỹ thuật và cấu tạo khác nhau. Dựa vào cấu tạo của kính mà có các loại kính như sau:

  • Kính dán an toàn (2 hoặc 3 lớp)
  • Kính thường
  • Kính cường lực (kính tôi có gia cường chịu lực).

Phân Chia Theo Mục Đích Sử Dụng

Theo mục đích sử dụng, vật liệu kính được phân chia chia thành các loại như sau:

  • Kính trang trí
  • Kính lấy ánh sáng.
  • Kính vừa cách âm cách nhiệt vừa lấy ánh sáng: là loại kính hộp có từ 2 – 3 lớp kính, hộp kính chứa khí trơ giúp cách âm và cách nhiệt hiệu quả.
  • Kính làm vật dụng trong nhà.

Ưu và nhược điểm của vật liệu kính trong thiết kế

Ưu điểm

Ưu điểm lớn nhất của vật liệu kính so với gỗ và các loại vật liệu công nghiệp khác đó chính là khả năng cho ánh sáng đi qua mà vẫn đảm bảo giữ lại gió, bụi,… Cùng với đó, kính cũng có bề mặt phẳng, tiện lợi cho việc lau chùi, vệ sinh. Vật liệu kính cũng như 1 giải phải hoàn hảo giúp các nhà thiết kế nới rộng không gian, tăng hiệu quả chiếu sáng và hiệu quả thẩm mỹ.

Thi công và lắp đặt vật liệu kính trong căn hộ cũng đơn giản và mang nhiều giá trị kinh tế nên đây dường như là lựa chọn hàng đầu cho nhiều hộ gia đình.

Nhược điểm

Nhược điểm của kính dễ dàng nhận biết nhất đó chính là khả năng chịu lực kém hơn nhiều so với gỗ hay kim loại. Chúng dễ vỡ và khi vỡ không an toàn cho người sử dụng, ngay cả đối với những dòng kính cường lực.

Đặc biệt, khi xảy ra cháy nổ, người dùng cần vô cùng cẩn trọng bởi các mảnh kính có thể bắn ra không gian, khó có thể kiểm soát được.

Các loại vật liệu kính phổ biến hiện nay

Vật liệu kính cường lực

– Đặc điểm

Kính cường lực là loại kính được tôi luyện ở nhiệt độ 670 – 680 độ C và có khả năng chịu lực cao, rất khó vỡ. Tuy nhiên, khi vỡ, chúng rất nguy hiểm cho người dùng bởi chúng tạo ra những hạt nhỏ, rất nhọn và sắc.

Để không gây nguy hiểm cho người sử dụng khi kính vỡ, hiện nay trên thị trường có loại kính dán an toàn. Đây là loại kính có cấu trúc đặc biệt với 2 lớp kính được ép vào nhau bởi màng phim PVB, tạo nên sự liên kết cho kính để khi bị vỡ, chúng vẫn được liên kết với nhau, không tách rời thành từng mảnh nhỏ vương vãi ra sàn nhà.

Vật liệu kính cường lực có tính an toàn cao bởi khó vỡ và không vỡ đột ngột như những tấm kính thông thường nên có thể được ứng dụng làm nhiều sản phẩm nội thất trong gia đình hay làm cửa, tường kính, vách ngăn,…

Bên cạnh đó, kính cường lực cũng chống ồn và cách nhiệt tốt, giúp bạn có được không gian thoáng đãng, rộng mở và mát mẻ.

– Ứng dụng

Kính cường lực có thể làm cửa, cầu thang, lan can hay những món đồ nội thất gia đình như bàn trà, bàn ăn, kệ, giá đỡ,… Khi ứng dụng vật liệu kính cường lực vào những món đồ này, bạn không những có thể sở hữu các sản phẩm lâu bền bởi tuổi thọ cao mà chúng còn mang đến cho không gian sống sự thanh lịch, sang trọng và hiện đại.

Vật liệu kính phản quang

– Đặc điểm

Kính phản quang là 1 dạng của kính cường lực có khả năng phản xạ ánh sáng, ngăn các tia tử ngoại xâm nhập. Loại kính này cách nhiệt tốt nhưng vẫn cho phép ánh sáng xuyên qua nên không gian luôn được sáng và thoáng.

Loại kính này có thể bị mờ đi sau khi xử lý nhiệt. Trường hợp này thường được áp dụng cho các vách kính trong nhà tắm.

– Ứng dụng

Kính phản quang có đặc tính là bức xạ nhiệt tốt. Do vậy, chúng được sử dụng nhiều nhất để làm cửa kính, mái kính hay trong những tòa nhà cao tầng.

Vật liệu kính bảo ôn

– Đặc điểm

Kính bảo ôn là loại kính có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Loại kính này có kết cấu khá đặc biệt với 2 lớp kính có độ dày khác nhau, gắn song song và cách nhau 1 khoảng chân không (hay khí trơ). Chúng được giữ bằng khung và gắn bằng keo silicon nên rất chắc chắn.

– Ứng dụng

Do tính cách âm và cách nhiệt tốt nên kính bảo ôn thường được sử dụng làm cửa kính hay vách ngăn giữa các phòng, các khu vực trong căn hộ.

Vật liệu kính cản nhiệt

– Đặc điểm

Kính cản nhiệt hay còn gọi là kính Low-E là loại kính được phủ lên trên bề mặt 1 loại hợp chất đặc biệt có tính phát xạ nhiệt chậm, hấp thụ nhiệt lượng và làm chậm quá trình truyền tải nhiệt mà vẫn đảm bảo độ sáng trong phòng.

– Ứng dụng

Loại vật liệu kính này giúp không gian của bạn luôn ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, rất thích hợp với những gia đình có người nhà hay trẻ nhỏ khi làm tường kính hay cửa kính.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *